152 lượt xem

Bạn có biết lá bàng có tác dụng gì chưa?

Lá bàng là một bộ phận lá từ cây bàng. Cây bàng từ lâu đã được trồng để làm cảnh, che bóng mát. Cây bàng rất đỗi thân thuộc với người dân nước ta. Trong dân gian cũng có lưu truyền một số bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng rất hiệu quả. Hãy cùng Thiennhan tìm hiểu lá bàng có tác dụng gì trong bài viết dưới đây nhé.

Đặc điểm của lá bàng

Đặc điểm của lá bàng

Bàng là một giống cây thân gỗ to, chiều cao có thể lên tới 25 m, tán cây xòe ra giống như một cái lọng có thể che bóng mát. Lá bàng to hơn lá của các loài cây thông thường, có hình dạng giống như một chiếc thìa, mặt lá trên khá nhẵn, mặt dưới thì có lông, mỗi chiếc lá có chiều dài từ 20 đến 30 cm, chiều rộng từ khoảng 10 đến 13 cm.

Có nhiều hoa và thường mọc thành dạng dài từ15 đến 20cm, cuống bông cũng có lông như lá. Khi ra quả có hình bầu dục trơn, nhẵn và dẹt, hai bên rìa hẹp, đầu nhọn, chiều dài từ 4cm, chiều rộng từ 3cm, độ dày khoảng 15mm, cơm có màu vàng đỏ và xơ. Mùa quả xuất hiện vào khoảng tháng 8 đến tháng 10.

Tác dụng của lá bàng

Tác dụng của lá bàng

Kháng khuẩn, kháng nấm

Có rất nhiều nghiên cứu khoa học được tiến hành để chứng minh tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của lá bàng. Các nhà khoa học đã thử nghiệm với rất nhiều chủng vi khuẩn gram âm, gram dương và nấm khác nhau, ví dự như Staphylococcus aureus, Bacillus cereus, Eschiershea coli, Citrobacter sp., K. pneumonea, Pseudomonas aerogenosa và nấm Candida albicans, Aspergillus. Kết quả thu được rất khả quan.

Dân gian cũng thường sử dụng loại dược liệu này để điều trị bệnh viêm da cơ địa. Thuốc được sử dụng ở dạng đắp ngoài hoặc tắm. Chính những nhiên cứu về tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm trên của lá bàng là cơ sở cho hiệu quả điều trị tốt của lá bàng đối với bệnh viêm da cơ địa.

Kháng viêm

Theo một thí nghiệm khoa học được thực hiện trên chuột, dịch chiết lá bàng có khả năng kháng viêm. Người ta làm cho chuột bị phù tai cấp và mạn tính. Sau đó cho điều trị với nhiều loại dịch được chiết từ các bộ phận khác nhau của cây bàng.

Kết quả cho thấy, dịch chiết phân đoạn chất chloroform trong lá bàng cho hiệu quả vượt trội hơn cả. Chất này làm giảm thiểu tình trạng phù tai trên chuột cả cấp và mạn tính với tỉ lệ cao. Điều này đã chứng tỏ, lá bàng rất có hiệu quả trong điều trị viêm.

Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường

Lá bàng có khả năng ức chế đường huyết tăng cao, bảo vệ tuyến tụy và phòng ngừa bệnh đái tháo đường. Trong các thí nghiệm khoa học gần đây, người ta lấy dịch chiết lá bàng để điều trị cho chuột bị gây bệnh đái tháo đường bằng alloxan. Sau 7 ngày điều trị, những con chuột này có mức đường huyết giảm và giảm cân.

Hiệu quả này do nhiều cơ chế phức tạp. Lá bàng giúp bảo vệ và tăng sinh tế bào b tuyến tụy (tế bào này tiết ra insulin điều hòa đường huyết ổn định). Đồng thời, ức chế hiệu quả của men a-glucosidase. Đây là men chính trong quá trình thoái giáng carbonhydrate thành glucose trong máu để tăng đường huyết.

Chống ung thư

Các nghiên cứu khoa học trên chuột cũng cho thấy tiềm năng chống ung thư của lá bàng non. Do trong lá bàng có nhiều flavonoids, chloroform, saponin…Đây là các chất chống oxy hóa mạnh, có thể quét sạch các gốc tự do. Từ đó, tái sửa chữa tế bào, bảo vệ tế bào và phòng ngừa bệnh ung thư.

Tác dụng theo y học cổ truyền

Lá bàng có tính mát. Lá bàng thường được sử dụng để làm thuốc chữa cảm sốt, làm ra mồ hôi, chữa tê thấp, chữa lỵ. Búp non phơi khô, tán bột  rắc lên chỗ bị ghẻ, hoặc sắc lên lấy nước đặc ngậm chữa sâu răng. Có nơi còn sử dụng để trị bệnh dạ dày, ruột, gan.

Lưu ý khi sử dụng lá bàng

Lưu ý khi sử dụng lá bàng

Để quá trình điều trị bệnh bằng lá bàng. Người bệnh cần hiểu rõ tình trạng bệnh trước khi sử dụng lá bàng. Nếu có thể, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi bắt đầu điều trị với lá bàng.

  • Nên lựa chọn lá bàng non, bởi lá bàng quá già sẽ không đảm bảo dược tính đủ để điều trị bệnh. Cũng cần tránh các lá bị sâu, bệnh nhằm hạn chế kích ứng thêm cho da.
  • Trong quá trình điều trị, nếu có dị ứng, phản ứng bất thường thì cần dừng ngay.
  • Trong quá trình điều trị, hạn chế sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng dị, các chất kích thích như: rượu, bia, hải sản, măng, cà…
  • Mặc quần áo rộng rãi , thoáng mát, tránh cọ xát vào khu vực da bị tổn thương.
  • Tránh cào gãi lên vùng da đang điều trị.

Lá bàng là vị thuốc điều trị bệnh rất hiệu quả. Ngày nay, người ta phát hiện thêm rất nhiều tác dụng tuyệt vời của lá bàng. Vị thuốc này có rất nhiều triển vọng trong điều trị bệnh lý viêm nhiễm, bệnh ung thư, bệnh đái tháo đường. Hy vọng bài viết trên của Thiennhan đã mang lại kiến thức bổ ích cho bạn đọc.