Lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của Trung Quốc không chỉ nổi tiếng với kho tàng thơ văn có giá trị to lớn đối với nhân loại mà còn hấp dẫn không ít người bởi những tác phẩm hội họa tranh thủy mặc Trung Quốc cổ. Từ lâu, tranh thủy mặc đã trở thành một loại hình hội họa gắn liền với văn hóa Trung Hoa, mang một phong cách rất riêng biệt, khó có thể trộn lẫn với bất kỳ một thể loại tranh nào khác. Trong bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về các tác phẩm này và những điều thú vị xung quanh nhé/
Tranh thủy mặc được hình thành như thế nào?
“Thủy” tức là nước, “mặc” tức là mực. Cho nên tranh thủy mặc thường được vẽ bằng một loại mực mài ra pha cùng với nước, sau đó dùng bút lông vẽ lên giấy hoặc lụa. Tranh thủy mặc thường chỉ có hai màu đen trắng làm chủ đạo nhưng không hề đơn điệu, mà trái lại vô cùng sinh động, có hồn.
Tranh thủy mặc Trung Quốc cổ dần dần được biết đến vào thời Đường (618-907). Trải qua một khoảng thời gian dài được lan truyền rộng rãi, đến thời nhà Tống (960-1279) tranh thủy mặc bắt đầu đạt đến giai đoạn phát triển vô cùng rực rỡ, đạt đến trình độ cực kỳ tinh tế, thậm chí loại hình hội họa này còn có ảnh hưởng đến Nhật Bản bởi các thiền sư thuộc thời Thiền Tông vào thế kỷ XIV.
Thông qua sự giao lưu văn hóa của một cộng đồng người di cư đến Việt Nam, tranh thủy mặc Trung Quốc cổ dần được du nhập vào nước ta và trở thành một loại hình hội họa được rất nhiều người yêu thích.

Nét độc đáo của tranh thủy mặc Trung Quốc cổ
Nếu như các loại tranh nghệ thuật khác thường chú trọng đến việc phối hợp màu sắc để đem lại sự sinh động cho bức tranh thì tranh thủy mặc Trung Quốc cổ lại tập trung vào tình thần của vật thể hay cảnh vật để nâng cao tính nghệ thuật cho bức tranh. Với hai màu sắc trắng đen là chủ đạo, tranh thủy mặc dùng sự đơn giản trong màu sắc để làm nổi bật phần hồn của cảnh vật trong tranh. Để bức tranh trở nên sinh động và có điểm nhấn trong mắt người xem thì việc sắp xếp bố cục bức tranh là một điều vô cùng quan trọng, được các họa sĩ vô cùng chú trọng.
Tranh thủy mặc Trung Quốc cổ yêu cầu phải có sự kết hợp hài hòa giữa bốn yếu tố “họa, ẩn, thơ, thư” trong một bức tranh. Từ xa xưa, giới hội họa Trung Quốc đã thường quan niệm rằng “thơ là hồn của họa, thư pháp là cốt của họa”. Quan niệm này đã thể hiện nét độc đáo trong vẻ đẹp của những bức tranh thủy mặc. Thơ ca là linh hồn của bức tranh, giúp những dụng ý mà tác giả muốn thể hiện thông qua bức tranh chạm đến cõi lòng người xem.

Còn thư pháp lại là khung xương của bức tranh đó, phối hợp hài hòa cùng những nét vẽ để tạo nên nét đẹp không trộn lẫn vào đâu được của tranh thủy mặc. Chính vì vậy, người thưởng thức tranh thủy mặc không chỉ nhìn vào nét vẽ và cảnh vật trong tranh mà còn cần để tâm đến thơ ca nét chữ trong bức tranh đó, hội họa cùng thơ ca kết hợp trong một bức tranh thủy mặc chính là cách mà người họa sĩ truyền đạt tư tưởng tình cảm của mình đến những người thưởng tranh.
Những bức tranh thủy mặc Trung Quốc cổ nổi tiếng
Tranh thủy mặc Trung Quốc cổ từ lâu đã được lan truyền rộng rãi, ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa của nhiều quốc gia. Trong kho tàng các tác phẩm hội họa quý giá đó, nhiều bức tranh thủy mặc nổi tiếng của Trung Quốc tồn tại lâu đời đã trở thành báu vật vô giá của quốc gia. Hãy cùng điểm qua một bức tranh thủy mặc Trung Quốc cổ nổi tiếng dưới đây.

Trên đây là một vài thông tin hữu ích xoay quanh tranh thủy mặc Trung Quốc cổ. Hy vọng rằng bài viết này của thiennhan.info sẽ trở thành một nguồn tham khảo thú vị cho những người có niềm đam mê và hứng thú với hội họa hoặc văn hóa nghệ thuật Trung Quốc.
- Top 6 shop bán hoa lụa, hoa giấy đẹp nhất ở Hà Nội | Thiennhan
- [GÓC THÚ VỊ] Hoa Nhài | Thiennhan
- Bé 3 tháng bị ho và những cách điều trị hiệu quả cho bé | Thiennhan
- Ngôi Sao Lấp Lánh: Cách Sử Dụng Trang Web Flipped In Love Outfit Builder Để Phối Đồ | Thiennhan
- Thương hiệu Big C chính thức biến mất ở Hà Nội | Thiennhan